Chuyển hoá Hemoglobin
Khái niệm
Thiếu máu là gì ?
Thiếu máu (anemia):
Thiếu máu là một trong những tình trạng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên (VD: như nguyên nhân di truyền, thiếu các chất tổng hợp hemoglobin, các bất thường trong chuyển hóa tổng hợp,...), có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thể là yếu tố làm nặng thêm một số bệnh lý người bệnh đang mắc, thiếu máu nặng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong.
Việc xác định nguyên nhân và điều trị sớm là rất quan trọng để kiểm soát ảnh hưởng của tình trạng phổ biến này.
Phân loại thiếu máu: 3 loại (quy luật số 2)
- 10-12 g/dL: nhẹ
- 8-10 g/dL: vừa
- <8 g/dL: nặng
- < 6g/dl rất nặng
12-14 g/dL bình thường
Case Lâm Sàng 1
Bệnh nhân nữ, 25 tuổi đến khám bác sĩ sản khoa vì đang mang thai tuần thứ 12. Đây là thai kỳ đầu tiên của cô ấy, do đó cô muốn tầm soát các bệnh lý di truyền về máu như những người thân khác trong gia đình cô. Cô có tiền căn thiếu máu mức độ nhẹ. Trong khi anh trai cô cần phải truyền máu thường xuyên và chết năm 10 tuổi. Khám lâm sàng không ghi nhận triệu chứng thiếu máu. Siêu âm ghi nhận thai 12 tuần trong lòng tử cung. Xét nghiệm máu mẹ ghi nhận thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (hemoglobin 9 g/dl), điện di hemoglobin thấy tăng hemoglobin A2 (4%) và tăng hemoglobin F. Bệnh nhân được chọc lấy mẫu tế bào thai nhi.
Thiếu β-globin
Nếu beta-globin bị đột biến vẫn không gây mất cân bằng
Câu 1: Bất thường nào sau đây gây thiếu máu trên bệnh nhân này: chọn một hoặc nhiều câu ĐÚNG
a) Sản xuất số lượng chuỗi peptide β-globin
b) Sản xuất trình tự chuỗi peptide β-globin
c) Quá trình dịch mã (sinh tổng hợp protein)
d) Vùng promotor do đột biến gene.
Câu 2: Kỹ thuật xét nghiệm nào có thể giúp phát hiện bất thường ở thai nhi: chọn một hoặc nhiều câu ĐÚNG
a) PCR
b) Giải trình tự gene
c) Mẫu dò oligonucleotide gắn trình tự đích phát hiện các bất thường DNA
d) Làm FISH (lai tại chỗ phát huỳnh quang)
Có tác dụng dành cho các đột biến mất đoạn, trong khi các đột biến β-globin thường liên quan đến các đột biến điểm
Chủ yếu ứng dụng trong các đột biến
-globin
Case Lâm Sàng 2
Bệnh nhân Nam, 8 tuổi được mẹ đưa đi khám vì xanh xao. 2 tháng nay, mẹ bé thấy bé da xanh xao ngày càng tăng dần mặc dù ăn uống bình thường, đủ dinh dưỡng. Bác sĩ khám bệnh thấy bé da xanh, niêm nhạt, kết mạc mắt vàng nhẹ. Nghi ngờ bé có tình trạng thiếu máu, bác sĩ đã cho bé làm xét nghiệm công thức máu. Kết quả cho thấy dòng hồng cầu HGB 6,8 g/dL, MCV 53,7 fL, MCH 15,2 pg. Sau khi loại trừ các nguyên nhân khác gây ra tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc như thiếu máu thiếu sắt, ngộ độc chì, bác sĩ đã cho bé điện di hemoglobin. Kết quả điện di: HbA: 6,7% ( 95,5-97,8%) HbA2: 5,9% (2,1-3,5%) HbF 34,2% (<2%) HbE 53,2%.
Câu 1. Dựa trên quá trình chuyển hoá Hb, giải thích tại sao* bé lại có triệu chứng vàng kết mạc mắt
a) Tăng bilirubin gián tiếp
b) Tăng bilirubin trực tiếp
c) Tăng urobilinogen
d) Tăng stercobilin
Câu 2. Dựa trên quá trình tổng hợp Hb, dự đoán kiểu gen trên các NST đột biến của bé
a) β0β+
b) β0 β0
c) β0/HbE
d) HbE/HbE
Câu 3. Hãy tư vấn nên làm xét nghiệm gì để chuẩn bị cho lần sinh con tiếp theo, chọn một hoặc nhiều câu ĐÚNG
a) PCR máu bố
b) PCR máu mẹ
c) MLPA máu bố mẹ
d) Giải trình tự gene máu bố mẹ