CLS Xơ vữa động mạch
YÊU CẦU
Bà C không tập thể dục, vì cho rằng đã làm việc nhà nhiều, không hút thuốc, ăn uống thoải mái, không kiêng cử. Bà cao 155 cm, nặng 68 kg, BMI = 28,3 (bình thường < 25). Mạch 80 lần/phút, đều rõ ở chi trên và dưới. Huyết áp 160/100 mmHg. Nhiệt độ 370C. Thở đều 18 lần/phút (bình thường < 20 lần/phút). SpO2 = 98% (bình thường > 95%). Nghe được âm thổi ở vùng cạnh cổ bên trái bằng ống nghe. Khám các cơ quan bình thường.
Xét nghiệm máu
- Total cholesterol 268 mg/dL (bình thường < 245 mg/dL), LDL (low density lipoprotein) = 190 mg/dL (bình thường < 100 mg/dL). Triglycerides 230 mg/dL (bình thường < 160 mg/dL). Glucose 105 mg/dL (70-110 mg/dL). Tổng phân tích nước tiểu bình thường. Điện tâm đồ cho thấy hình ảnh thiếu máu cơ tim thất trái. X quang ngực cho thấy phổi bình thường, và bóng tim bất thường với cung động mạch chủ phồng.
Siêu âm mạch máu vùng cổ 2 bên, mạch máu bụng thấy có một mảng xơ vữa d = 5 x 6 mm ở động mạch cảnh bên trái và 4 mảng xơ vữa d# 5 mm ở động mạch chủ bụng.
Chụp điện toán cắt lớp nhiều lát cắt mạch vành và mạch máu ngực thấy: hẹp nhánh động mạch trước xuống trái # 70% và hẹp nhánh động mạch vành trái 30%; túi phình ở động mạch chủ ngực đoạn xuống, kích thước d = 25 mm. Bác sĩ chẩn đoán
- Béo phì + Tăng cholesterol máu;
- Cao huyết áp – Phình động mạch chủ ngực;
- Bệnh động mạch vành – Thiếu máu cơ tim.
CÂU HỎI
Câu 1: Áp dụng phương trình Bernoulli giải thích hiện tượng thiếu máu nuôi cơ tim do mảng xơ vữa trên thành động mạch mạch vành
Tiết diện S giảm ⇒ Vận tốc máu v tăng ⇒ áp suất tĩnh p giảm ⇒ giảm lượng máu tưới vào các nhánh dẫn đến thiếu máu nuôi cơ tim. Áp suất thuỷ lực không đổi
Áp suất tĩnh giảm làm giảm lực đẩy máu từ động mạch chủ vào các động mạch vành (máu ít đi vào các ngã rẻ). Điều này cũng dẫn đến giảm lượng máu chảy trong các động mạch vành.
Câu 2: Áp dụng định luật Laplace giải thích diễn tiến kích thước túi phình động mạch chủ ngực theo thời gian
Δp: Áp suất phụ giữ máu và thành mạch (không đổi do các cơ chế của cơ thể) ⇒ Mặt thoáng là diện tiếp xúc giữa máu và thành mạch: Bình thường: Mặt trụ T=pR. Phình: Mặt cầu T=(pR)/2.
Do sự ứ đọng máu sau xơ vữa (do dòng chảy xoáy gây ra) dẫn đến làm tăng σ ⇒ Tăng R do cơ thể có cơ chế giữ cho Δp không đổi.
Trong Vật lý Y khoa: 1dyn/cm = 0.001 N/m; σ còn được viết là T.
- Khi phình nhỏ ⇒ Vẫn còn là mặt trụ
. Giả sử T tăng → R tăng. Hai yếu tố tạo vòng phản hồi dương → Dần tạo thành túi có dạng hình cầu tại vị trí động mạch yếu. - Khi phình thành túi hình cầu ⇒ Mặt cầu
. Quá trình phình nhanh (T tăng bao nhiêu thì R lại tăng gấp đôi).
Chịu tác dụng của lực cang thành => Cả thành ĐM dãn theo chiều ngang (dọc nguyên thành)